Hễ ai mắc phổi tắc nghẽn mãn tính đểu đặt ra câu hỏi rằng bệnh có chữa được không? Ad nhận khá nhiều câu hỏi tương tự thế này bởi đây là căn bệnh không còn xa lạ với con người nữa, Cùng Shopsuckhoegiadinh tìm hiểu về căn bệnh này, các triệu chứng để phòng tránh sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gì
Phổi giữ nhiệm vụ hô hấp trao đổi khí của cơ thể, một trong
các chứng bệnh về phổi thì phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD (Chronic
obstructive pulmonary disease). Đây không phải là chứng bệnh độc lập mà chúng
là nhóm các bệnh phổi gồm 2 loại khí phế
thũng và viêm phế quản mãn tính.
Khí phế thũng phế nang và các tiểu phế quản bị suy giảm chức
năng do bị căng giãn quá mức với tần suất thường xuyên hay viêm lâu ngày, dẫn đến
khó thở kéo dài do không khí trong phổi bị ứ lại
Viêm phế quản là tình trạng viêm lâu kéo dài khiến ống phế
quản bị hẹp do các chất nhầy tích tụ xung quanh thành ống, cản trở quá trình di
chuyển của không khí, triệu chứng cũng là khó thở.
Triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- Khó thở tăng dần nhiều đợt trong ngày
- Khó thở trong quá trình ngủ.
- Khó thở sau khi vận động nhẹ như đi cầu thang, đi bộ,….
- Luồng khí thở khò khè, đứt quãng khi thở ra.
- Dễ bị cảm lạnh hoặc thường xuyên ho, nghẹt mũi,…
- Dễ nhiễm trùng hô hấp thường xuyên từng đợt.
- Tức ngực, nhói ngực với tần suất tăng dần.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường, khó ngủ,…
Nguyên nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính
Nguyên nhân chính của bệnh COPD phổi tắc nghẽn chính là hút
thuốc quá nhiều thường xuyên kéo dài, Chuẩn đoán 80 - 90% trường hợp người nghiện
thuốc lá đều được phát hiện bệnh mãn tính. Một số nguyên do khác như:
- Có tiền sử mắc bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản cấp,…
- Di truyền do thiếu men Alpha 1-Antitrypsin (tỷ lệ thấp).
- Tiếp xúc với môi trường sống, môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.
Phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không
Quá trình chuẩn đoán điều trị thì người bệnh lo lắng liệu
COPD có chữa được không? Đã có phương pháp điều trị nhưng chỉ mang tính chất tạm
thời duy trì ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa những biến chứng khác
cho cơ thể, chứ không dứt điểm nên mới có tên là mãn tính.
Điều này được giải thích rằng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
trong thời gian dài khiến phổi tổn thương và khó có thể hồi phục hoàn toàn. Và
phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị nhanh hơn cũng như tránh chuyển sang
các biến chứng bệnh trầm trọng hơn.
Để bệnh không tiến triển xấu ổn định sức khỏe cho bệnh nhân,
nhiều bác sĩ đã khuyến khích họ làm những việc như:
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi.
- Chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia, dầu mỡ,… tăng cường chất xơ.
- Đặc biệt cần cai thuốc lá hoàn toàn kể cả thuốc lá điện tử.
Cách đề phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Nếu đã biết được sự nguy hiểm của bệnh thì ngoài khả năng di
truyền hay vấn đề nguyên do cơ địa mắc bệnh thì bạn có thể hoàn toàn đề phòng bệnh
bằng những cách bên dưới:
Tập thể dục thường xuyên: giúp tăng cường khả năng trao đổi
không khí của phổi để hạn chế các tình trạng tắc nghẽn khí. Thử ngay chạy xe đạp,
chạy bộ, đi bộ, tập yoga, bơi lội.
Sinh hoạt lành mạnh: cai thuốc nếu có đang hút dù ít hay nhiều,
đồng thời chế độ ăn uống hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hạn chế sử dụng
các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin bằng rau xanh trong
các bữa ăn hàng ngày.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Cách đề phòng hữu hiệu và an toàn
vẫn là khám định kỳ sức khỏe, Hiện nay, các cơ sở y tế cũng như trung tâm xét
nghiệm y khoa đều có các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm cả các kỹ
thuật xét nghiệm liên quan đến phổi. Vì thế bạn có thể dễ dàng kiểm tra thường
xuyên từ 1 - 2 lần/ năm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
Hi vọng các thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Copd
trên giúp bạn hình dung nó nguy hiểm và cần phải chú ý để không mắc phải.