Máy trợ thở hay còn gọi là máy thở, một thiết bị y tế đặc biệt chuyên môn. Máy có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, phổi tắc nghẽn COPD đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ đang phổ biến hiện nay. Nhưng để dùng hiệu quả tránh rủi ro bạn cần hiểu rõ cấu tạo máy trợ thở, các nguyên tắc hoạt động của máy trợ thở qua topic sau.
Máy trợ thở là gì?
Máy trợ thở là một thiết bị cơ khí tự động được thiết kế để
thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc tiếp nhận không khí bên ngoài vào của
cơ thể (khí chứa cả oxy) đến phổi, sự chuyển động của không khí vào và ra khỏi
phổi được gọi là thở hoặc thông khí. Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần
hoặc hoàn toàn việc hô hấp nhân tạo của bệnh nhân.
Các máy trợ thở đều dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực
nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình
thông khí. Để tạo ra chênh lệch áp lực áp lực này, các máy thở có thể sử dụng
áp lực dương, áp lực âm hoặc phối hợp cả hai.
Máy trợ thở áp lực dương
Thở bằng máy trợ thở áp lực dương chính là tạo ra áp suất
dương trong phổi, làm giãn và căng phổi. Tạo ra áp lực nội lồng ngực dương
tính, ngược về mặt sinh lý. Tuy nhiên, loại máy này được sử dụng phổ biến trong
các khoa điều trị tích cực vì máy thở có thể can thiệp nhiều và kiểm soát thông
khí bệnh nhân tốt hơn.
Hoạt động theo nguyên tắc khi người bệnh hít vào thì áp lực
dương ở Piston bơm không khí vào phổi, quá trình ngược lại thở ra sẽ dừng áp lực
dương và van thở ra mở: không khí từ phổi ra ngoài
Điểm tích cực và hạn chế của máy trợ thở áp lực dương:
- Áp lực dương tốt cho trở kháng đường thở cao, nhưng kém hợp tác.
- Áp lực nếu quá lớn có thể gây vỡ phế nang
- Đang thở áp lực dương nếu không đặt PEEP có thể gây xẹp phế nang
- Mất phản xạ thở nếu thở máy dài ngày
- Ảnh hưởng tuần hoàn máu
Máy trợ thở áp lực âm
Tạo ra áp lực âm ngoài lồng ngực. Áp lực âm ngoài lồng ngực
làm nở thành ngực ra và không khí đi vào phổi bệnh nhân. Các loại máy thở này
có vẻ rất sinh lý nhưng rất khó kiểm soát thông khí cho bệnh nhân và có nhiều hạn
chế. Điển hình cho loại máy thở này là “phổi thép” (“iron lung”).
Nguyên lý hít vào máy sẽ bơm hút ra tạo áp suất âm trong
chamber làm lồng ngực phồng to dẫn đến giảm áp suất trong lồng ngực : luồng khí
vào phổi, còn thở ra bơm không hút cân bằng áp suất sẽ có chu trình ngược. Có
ưu điểm giống với thở tự nhiên không sinh ra tổn thương phế nang
Nhược điểm:
- Khó chế tạo chamber: (kín).
- Kích thước to, ồn..
- Khó tiếp xúc với bệnh nhân, khó kiểm tra, kiểm soát : điện tim, quan sát lồng ngực, mổ lồng ngực ( trong trường hợp thở+ mê )
- Chamber cover lồng ngực + bụng. Trong chu kì hít vào áp lực âm trong cả ổ bụng làm ứ máu giảm nhịp tim.
Vì có nhiều hạn chế khó kiểm soát nên máy thở áp lực âm cho
bệnh nhân hơn nên hiện nay hầu như không còn được sử dụng.
Cấu tạo máy trợ thở
Máy trợ thở thông thường sẽ bao gồm các bộ phận:
Phần mềm hay thuật
toán điều khiển thiết bị phải thử nghiệm trên hàng trăm nghìn đến hàng triệu
người bệnh, từ đó đưa ra thuật toán phù hợp cho các bệnh nhân sử dụng.
Động cơ, quạt gió hay
Blower: Là trái tim của máy thở, dùng lượng khí tự nhiên đẩy vào phổi của họ
ở 1 áp lực được điều chỉnh thích hợp, cải thiện khả năng thở và kích thích chức
năng phổi. Blower hay gòn gọi là động cơ cho máy thở
Cảm biến lưu lượng
dòng và cảm biến thể tích: Cảm biến là bộ phận quan trọng đưa lại thông tin
xem mức độ lưu thông và áp lực, sự tắc nghẽn của phổi để truyền lại hệ điều
hành của máy trợ thở, sau đó máy thở sẽ phản hồi lại bằng việc điều chỉnh lưu
lượng sao cho phù hợp.
Bộ phận làm ẩm giúp
ẩm khí đường ra cung cấp cho phổi bệnh nhân
Bài viết của shopsuckhoegiadinh đã nêu ra cấu tạo và nguyên lý máy trợ thở và kèm
theo thông tin về máy trợ thở là gì, 2 mức thở áp lực dương và âm cho độc giả về
chút kiến thức chuyên môn của thiết bị này, hi vọng hữu ích.